Sổ hồng chung là gì? Những rủi ro khi mua sổ hồng chung?

Sổ hồng chung là gì?

Sổ hồng chung là vấn đề được nhiều người quan tâm khi tìm mua bán nhà đất, chung cư. Theo đó, sổ hồng chung còn được gọi là sổ hồng đồng sở hữu, là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất. Sổ hồng chung được các cơ quan chức năng từ cấp huyện có thẩm quyền cấp cho chủ sở hữu.
Sổ hồng chung là gì?
Sổ hồng chung là gì?

Sổ hồng có từ hai chủ sở hữu trở lên không có mối quan hệ vợ chồng/ con cái sẽ được nhà nước công nhận là sổ hồng chung. Cũng chính vì số hồng chung là đồng sở hữu nên mọi giao dịch mua bán liên quan đến đất/ tài sản gắn liền với đất phải có sự đồng ý, chấp thuận của các bên sở hữu. Dù là mua bán/ tặng cho/ thuế chấp hay ủy quyền.

Những rủi ro khi mua sổ hồng chung?

Có nên mua sổ hồng chung không?
Có nên mua sổ hồng chung không?

Khi đi mua nhà ai cũng muốn tìm căn có sổ hồng riêng, được đứng tên mình trên giấy chứng nhận quyền sở hữu. Tuy nhiên, giá bán của những căn nhà sổ hồng chung thường khá rẻ nên đây vẫn là lựa chọn của không ít người có thu nhập thấp hoặc trung bình, bất chấp những rủi ro có thể xảy ra sau đây:

Dễ bị lừa

Đánh vào tâm lý người mua ít tiền nhưng muốn sở hữu cả nhà riêng lẫn đất thay vì mua chung cư, các đối tượng lừa đảo có thể mua đất (có sổ đỏ) rồi chia nhỏ, xây thành từng căn và quảng cáo bán nhà giá rẻ, có sổ hồng. Thế nhưng khi đến tận nơi, người mua mới biết là nhà được xây trên đất sổ chung, bên bán hứa hẹn khi chồng đủ tiền, giao dịch xong xuôi thì sẽ làm thủ tục tách sổ. Nhiều người mua nhà vì quá tin tưởng vào những lời dụ dỗ ngon ngọt, lại lo mất suất mua nhà giá rẻ nên vội vàng "xuống tiền" ngay.

Kết cục là khi bên bán lấy được tiền thì bắt đầu chây ì không làm thủ tục tách sổ như đã hứa, thậm chí lừa đảo bằng cách bán một ngôi nhà cho nhiều người cùng lúc rồi ôm tiền cao chạy xa bay. Người mua lúc này rơi vào cảnh tiền mất tật mang, nhà không có mà còn vướng vào kiện tụng, tranh chấp.

Dễ xảy ra tranh chấp

Nhà sổ hồng chung tức là cùng thuộc sở hữu của nhiều người, do đó rất dễ xảy ra tranh chấp trong việc khai thác công dụng, hưởng lợi tức từ bất động sản này. Nếu không có sự thỏa thuận, thống nhất hợp lý giữa các bên thì việc xảy ra tranh chấp trong quá trình sử dụng là điều khó tránh khỏi. Theo Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, các tranh chấp liên quan đến mua nhà đất sổ chung thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân nơi có đất.

Lưu ý, kể từ ngày nhận được giấy báo của tòa, người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí và nộp lại biên lai cho tòa án trong thời hạn 7 ngày (trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật).

Không được tách sổ

Dù biết pháp lý không rõ ràng và có thể phát sinh tranh chấp giữa những người đồng sở hữu nhưng nhiều người vẫn mua nhà sổ hồng chung với hy vọng tương lai có thể tách sổ riêng. Thế nhưng, thực tế không phải ai cũng có thể thuận lợi trong việc tách sổ, không loại trừ khả năng khu đất chung có diện tích quá nhỏ, không đảm bảo diện tích tối thiểu được tách thửa nên việc tách sổ là bất khả thi. Đó là chưa kể nhiều trường hợp thực hiện việc tách sổ nhưng lại phải chờ đợi trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến dòng vốn của nhà đầu tư. Nhà sổ hồng chung cũng rất khó chuyển nhượng, mua bán sang tên do bất cứ giao dịch nào liên quan đến bất động sản này đều phải được sự đồng ý của tất cả những người đồng sở hữu.

Khó vay thế chấp, khó bán lại

Do những rắc rối liên quan đến việc đồng sở hữu cũng như những rủi ro về pháp lý có thể xảy ra nên hồ sơ thế chấp nhà sổ hồng chung để vay vốn thường khó được ngân hàng chấp thuận. Ngân hàng thường sẽ yêu cầu khách hàng phải tách sổ trước khi dùng tài sản này để vay thế chấp.

0865.290.339